Từ nhỏ,ếnláthànhtranhchàngtraithunhậptrêntriệuđồngmỗithágấm kami lộ clip Đặng Duy Khánh thường theo cha mẹ đi lễ chùa. Đến khi vào đại học, Khánh cũng được gia đình gửi ở chùa để thuận tiện cho việc học hành. "Khuôn viên chùa có nhiều cây bồ đề và rụng lá xuống những chậu nước. Lá ngâm trong nước lâu ngày mất chất diệp lục, chỉ còn gân. Thấy thú vị nên tôi nảy sinh ý tưởng làm tranh từ lá bồ đề", anh Khánh kể.
Năm 2020, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quản lý xã hội, Học viện Báo chí tuyên truyền (Hà Nội), anh Khánh quyết định về quê khởi nghiệp với tranh làm từ lá bồ đề. "Cây bồ đề là một trong những biểu tượng của Phật giáo. Bên cạnh giá trị tâm linh, lá cây vừa đẹp, vừa bền nên tôi dùng làm tranh chủ đề Phật giáo để du khách có thể chọn làm quà lưu niệm khi đến Sóc Trăng, nơi có nhiều chùa chiền. Ngoài ra, loại cây này thay lá rất nhiều lần trong năm nên nguồn nguyên liệu làm tranh không sợ thiếu", anh Khánh chia sẻ.
Thời gian đầu, do không chuyên về mỹ thuật nên anh Khánh gặp nhiều khó khăn. Sau nhiều tháng mày mò nghiên cứu để lên ý tưởng và sơ chế nguyên liệu, tháng 6.2020, chàng trai chính thức cho ra thị trường nhiều sản phẩm đẹp mắt.
Theo anh Khánh, làm tranh lá bồ đề trải qua nhiều công đoạn phức tạp và kỳ công, như: chọn lá rụng có độ dày và đẹp; tách chất diệp lục khỏi xương (gân) lá rồi dùng bàn chải vệ sinh thật sạch, tạo hình…Trong đó, khâu xử lý tách chất diệp lục ra khỏi xương lá tốn gần 2 tháng mới đạt tiêu chuẩn. Dòng tranh này có 2 màu chủ đạo là trắng và vàng. Bên cạnh đó, Khánh còn làm ra được nhiều màu như: tím, đỏ, trắng, xanh nước biển được xử lý nhuộm bằng các loại màu thiên nhiên từ rau, củ, quả.
Anh Khánh cho biết thời gian hoàn thiện mỗi bức tranh từ vài ngày đến mấy tuần, tùy theo kích cỡ và chủ đề. "Dòng tranh này tặng bạn bè, người thân có ý nghĩa mang lại bình an, may mắn. Vì vậy, nhiều người ưa chuộng và tìm mua làm quà hoặc cho chính mình", Khánh cho biết.
Hơn 3 năm khởi nghiệp, anh Khánh đã thực hiện hàng trăm bức tranh lá bồ đề và khoảng 5.000 móc khóa… Mỗi bức tranh có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng, tùy vào kích thước, chủ đề và số lượng lá. Trung bình mỗi tháng, anh Khánh thu nhập khoảng 10 triệu đồng từ công việc này.
Hiện nay, anh Khánh còn liên kết với một số điểm du lịch, cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP.Sóc Trăng, để bỏ mối móc khóa lá bồ đề. Sản phẩm của anh Khánh được công nhận là OCOP 3 sao ở tỉnh Sóc Trăng. Sắp tới, chàng trai này tiếp tục đưa ra thị trường dòng tranh sử dụng chất liệu lá của các loại cây đặc trưng ở miền Tây.