Xổ Số Miền Bắc Hôm Qua

Đầu tháng 10, hàng loạt bài viết quảng cáo tai nghe liên tục xuất hiện trên bảng tin Facebook của Hu đau đầu sau gáy

【đau đầu sau gáy】Quảng cáo mạo danh 'tai nghe hạ giá 70%' tràn ngập Facebook

Đầu tháng 10,ảngcáomạodanhtainghehạgiátrànngậđau đầu sau gáy hàng loạt bài viết quảng cáo tai nghe liên tục xuất hiện trên bảng tin Facebook của Huỳnh Anh, 26 tuổi, sống tại TP HCM. Tần suất xuất hiện dày đặc, được đăng bởi nhiều tài khoản có tên quen thuộc như "Không sợ chó", "Đài phát thanh", "Marshall Store Vietnam"... khiến cô tin tưởng đang có chiến dịch giảm giá tai nghe.

"Ngày 18/10, một kênh Facebook bán tai nghe Marshall giảm 70% từ 2,59 triệu đồng xuống còn 549 nghìn đồng nhân dịp 20/10, tôi đã nhấp vào đường link, chọn mua hàng", Huỳnh Anh cho hay.

Đúng ngày 20/10, cô nhận được tai nghe. Sau khi mở hộp và kết nối với điện thoại, tai nghe chỉ hoạt động được một bên, bên còn lại có tiếng xào xạc. Kiểm tra kỹ, cô phát hiện thiết bị có chất lượng gia công rất kém. Nghi ngờ mua phải hàng giả, Huỳnh Anh liên hệ lại với người bán theo số điện thoại trên website. Nhân viên trực nói sẽ kiểm tra với nhà sản xuất và báo lại sớm. Tuy nhiên hiện số điện thoại trên đã không thể liên lạc được. Huỳnh Anh biết mình đã bị lừa.

Một Facebook giả mạo kênh Đài Phát Thanh rao bán tai nghe giảm giá 70%. Ảnh: Khương Nha

Một Facebook giả kênh Đài Phát Thanh rao bán tai nghe giảm giá 70%. Ảnh:Khương Nha

Ông Mai Thanh Phú, chuyên gia cung cấp các dịch vụ mạng xã hội, cho biết các quảng cáo tai nghe giảm giá gần đây xuất hiện tràn ngập trên Facebook, nhưng đều từ những tài khoản mạo danh, bán sản phẩm chất lượng kém. Hình thức chung là đặt tên các tài khoản có lượt theo dõi lớn, bắt chước ảnh đại diện và cả cách đóng logo, bắn chữ lên ảnh. Nhiều người tưởng đây là trang uy tín mà không để ý đó là tài khoản cá nhân, không có tick xanh.

Theo chuyên gia, một trong những lý do khiến quảng cáo hàng giả xuất hiện tràn ngập trên bảng tin của người dùng là cơ chế kiểm duyệt của Facebook khá lỏng lẻo.

"Gian thương chỉ cần mua lại tài khoản cá nhân, đổi thông tin tương tự các trang lớn rồi mua quảng cáo (sponsored), từ đó được Facebook phân phối đến khắp người dùng", ông Phú cho biết. Kẻ lừa đảo thường thuê bên thứ ba chạy quảng cáo. Trong trường hợp bị báo cáo hoặc khóa tài khoản, chúng lại chuyển qua tài khoản mới và tiếp tục mô hình cũ.

Đại diện Facebook chưa đưa ra bình luận.

Giao diện trang web bán tai nghe giả mạo. Ảnh: Chụp màn hình

Giao diện trang web bán tai nghe giả mạo. Ảnh: Chụp màn hình

Trên một số hội nhóm Facebook, nhiều người cũng phản ánh về sự xuất hiện ồ ạt của các quảng cáo tai nghe giảm giá 70%. Để tạo niềm tin, các nhóm này còn mua like, bình luận giả. Có post hiển thị hơn 2.000 lượt thích, nhưng nếu bấm vào tài khoản sẽ thấy chỉ có hơn 10 người bạn, những bài viết khác mới được tải lên với chưa đầy 10 người tương tác.

Không chỉ làm giả tên, ảnh đại diện của các fanpage lớn trên Facebook, người bán hàng giả còn đầu tư tên miền tương tự website chính hãng, chỉ thay đổi vài ký tự nhỏ. Giao diện mua bán cũng được làm giả, trông giống trang chủ của các thương hiệu lớn như Samsung, Sony, Marshall.

Ông Dương Ngọc Tuấn, chủ một hệ thống kinh doanh âm thanh nhiều năm tại TP HCM, cho biết hầu hết quảng cáo tai nghe giảm giá 70% trên Facebook là giả. "Hiếm khi nào tai nghe hạ đến 70% mà lại rầm rộ trên mạng xã hội. Nếu có, chương trình chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, tại một số sự kiện, triển lãm công nghệ và giới hạn về số lượng. Không có chuyện Marshall giảm từ hơn 3 triệu đồng xuống còn 500 nghìn đồng", ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, người dùng không nên ham rẻ, nên kiểm tra kỹ các đường link trước khi bấm vào và chỉ mua hàng ở hệ thống lớn, uy tín. Khi nhận hàng, người mua nên yêu cầu được đồng kiểm tại chỗ, không chuyển khoản trước để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

Chiến dịch "Tin" do Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông) phối hợp với Báo VnExpress, FPT Online phát động nhằm nâng cao nhận thức, phòng chống tin giả trên không gian mạng.

Cuộc thi "Anti Fake News" nằm trong khuôn khổ chiến dịch. Đây là sân chơi khuyến khích các bạn trẻ sáng tạo nội dung liên quan đến việc chia sẻ thông tin tích cực, hạn chế tin giả, sai sự thật trên nền tảng TikTok. Thí sinh có thể thực hiện điệu nhảy "Anti Fake News", hát bài hát chủ đề do ban tổ chức công bố hoặc kể chuyện, diễn hoạt cảnh tình huống... và đăng tải trên ứng dụng này.

Khương Nha

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap